7 Eleven đã đến Việt Nam.

7 Eleven là đối thủ nặng ký đối với tất cả các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thị trường.

Một cửa hàng 7 Eleven tại Singapore

Khách sạn 5 sao Renaissance Ratchaprasong tọa lạc tại địa điểm không thể đẹp hơn ngay ở vị trí trung tâm Thủ đô Bangkok. Đây cũng là địa điểm vàng dành cho các chuỗi bán lẻ siêu thị. Trong đó, 7 Eleven hiện diện dày đặc với khoảng 30 cửa hàng chỉ trong diện tích chưa đầy 1 km2.

Cửa hàng tiện lợi tăng tốc
“7 Eleven là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của gia đình tôi. Với dân số tới 90 triệu dân so với chỉ 67 triệu của Thái Lan, tôi tin chuỗi này sẽ làm nên chuyện tại Việt Nam”, bà Kessara Keereerat, một cư dân Bangkok.
Hiện nay, thông tin về cửa hàng 7 Eleven đầu tiên tại TP.HCM vẫn được chủ đầu tư là Tập đoàn CP All (Thái Lan) giữ kín. Nhưng một nguồn tin cho biết, nhiều khả năng thương hiệu bán lẻ này sẽ ra mắt cửa hàng đầu tiên tại quận 1, TP.HCM trong vòng 60 ngày tới. Cơ cấu sản phẩm tại đây dự kiến được phân bổ theo tỉ lệ khoảng 40% là hàng Việt, còn lại là hàng Thái và các nước khác. Trong 2-3 năm đầu, CP All sẽ triển khai mô hình đầu tư trực tiếp chuỗi cửa hàng 7 Eleven trước khi nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.
Đối với khối ngoại, nhận thức được dù sớm hay muộn 7 Eleven cũng không thể bỏ qua cơ hội đầu tư tại Việt Nam, thời gian qua, các chuỗi này đã liên tục tăng tốc về quy mô. Trong đó, nổi bật hơn cả là chuỗi Shop & Go vừa đạt mốc 100 cửa hàng hôm 21.11 sau gần 8 năm đầu tư. Chiến lược đầu tư của Shop & Go là ký hợp đồng hợp tác với các hộ cá thể nâng cấp tiệm tạp hóa của họ hoặc tự kiếm mặt bằng và đầu tư từ A-Z.
Ông Aaron Yeoh It Ming, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cửa hiệu và Sức sống, đơn vị điều hành chuỗi Shop & Go, cho biết năm 2014 Công ty sẽ mở thêm ít nhất 30 cửa hàng.
Còn ông Kigure Takehiro, Chủ tịch Công ty Cửa hàng tiện lợi Gia đình Việt Nam (đơn vị quản lý chuỗi FamilyMart), tiết lộ đơn vị này sẽ rót từ 20-25 triệu USD để đầu tư khoảng 300 cửa hàng trong vòng 5 năm tới.
Đối với chuỗi 30 cửa hàng Ministop (hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Aeon với Trung Nguyên), ông Nishitohge Yasuo, Tổng Giám đốc Aeon Việt Nam, thừa nhận: “Chuỗi bán lẻ này vẫn chưa có lãi, nhưng chúng tôi lấy chiến lược dài hạn làm trọng tâm”. Mặc dù vẫn kiên định mục tiêu mở tới 500 cửa hàng Ministop vào năm 2017, nhưng chiến lược kinh doanh cốt lõi của tập đoàn bán lẻ Nhật này là tập trung cho chuỗi đại siêu thị Aeon Mall với trung tâm thương mại đầu tiên có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD sắp được khai trương tại quận Tân Phú, TP.HCM.
Không kém cạnh khối ngoại, 2 chuỗi cửa hàng tiện lợi trong nước là Co.op Food thuộc Saigon Co.op và Hapro thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cũng có những bước phát triển mạnh. Hiện nay, Co.op Food đã đạt 117 cửa hàng và Hapro có tới gần 700 cửa hàng chủ yếu tập trung tại TP.HCM và Hà Nội.
Cả Co.op Food lẫn Hapro đều có kế hoạch mở thêm từ 10-15 cửa hàng mỗi năm.
Chiến lược tạo sự khác biệt
Ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Left Brain Connectors, khẳng định: “Chuỗi cửa hàng tiện lợi chỉ có thể thành công khi gia tăng tối đa được độ bao phủ của kênh phân phối và tạo sự khác biệt trong sản phẩm”.
Với chi phí đầu tư ban đầu cho mỗi cửa hàng tiện lợi trung bình 1,5 tỉ đồng tùy kích cỡ (80-120 m2), một chuỗi bán lẻ như vậy phải đạt quy mô ít nhất từ 30 cửa hàng trở lên mới mong hòa vốn. Lý do đơn giản là với độ bao phủ đủ lớn, chủ đầu tư mới có tiếng nói đủ mạnh để đàm phán mức giá tốt nhất với các đơn vị cung ứng hàng hóa. Tại Việt Nam, theo chuẩn này, hiện chỉ mới có 4 chuỗi như vậy: Co.op Food, Hapro, Shop & Go và Circle K.
Đối với chiến lược tạo sự khác biệt, chuỗi 7 Eleven có thể sẽ là đối thủ nặng ký đối với các chuỗi cửa hàng tiện lợi trên thị trường. Theo chuẩn về cơ cấu sản phẩm của một cửa hàng 7 Eleven, tỉ lệ các sản phẩm thức ăn nhanh có thể lên tới 60-70%. Đây chính là “room” để Tập đoàn CP có thể hoàn tất mô hình hoạt động 3F tại Việt Nam.
3F được hiểu là chuỗi khép kín thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn. Doanh nghiệp muốn thực hiện mô hình này phải đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, xây dựng trang trại nuôi, giết mổ và sản xuất thực phẩm. Sau hơn 2 thập niên hoạt động tại Việt Nam, hiện CP đã hoàn thiện 2F đầu tiên là Feed và Farm (chăn nuôi và nông trại). Tập đoàn này đang tích cực mở rộng đầu ra cho F thứ 3 là Food (thực phẩm). Ông Chamnan Wangakkarangkul, Phó Tổng Giám đốc CP Việt Nam, từng cho biết Công ty đã lên kế hoạch hoàn thành hơn 10.000 điểm bán lẻ, cửa hàng tại Việt Nam. Và 7 Eleven sẽ là bàn đạp để CP có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Đối với khối nội, hình thức cửa hàng tiện lợi cải tiến nhắm vào nhu cầu thực phẩm tươi sống của người dân là một yếu tố thuận lợi để các chuỗi này tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Co.op Food còn có thuận lợi lớn là cùng nhà với hệ thống siêu thị Co.opMart, có thể chọn giới thiệu trong số hơn 150 sản phẩm riêng biệt của thương hiệu này tại cửa hàng của mình. “Tôi cho rằng mô hình Co.opFood tương đối thành công vì đã vượt ra ngoài khuôn khổ của cửa hàng tiện lợi thông thường”, ông Việt Anh, Công ty Left Brain Connectors, nói

US Corporate Giants Strengthen Bonds with Vietnam Amid Historic Delegation

Expanding Horizons: Minor Food Group’s Foray into Vietnam’s Culinary Scene

Promising Future Ahead for Phuc Long Coffee & Tea Post M&A Deal