Các Thương Hiệu Thành Công Nhất Tại Trung Quốc Cung Cấp Phong Cách, Không Phải Sản Phẩm

Walmart China

Wal-Mart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới vào Trung Quốc từ năm 1996, và đến giờ vị trí của họ vẫn chưa vững vàng./Ảnh: Bloomberg

Theo Financial Post, các thương hiệu như Home Depot, Best Buy và Wal-Mart đều phải chịu lỗ kể từ khi gia nhập thị trường Trung Quốc, trong khi McDonald’s, Starbucks, và thậm chí thương hiệu thời trang Roots Canada lại phát triển mạnh. Vậy điều gì khiến cho một công ty thành công hay thất bại tại thị trường Trung Quốc?
“Người châu Á đặc biệt thích các thương hiệu mang đến cho họ một hình ảnh mang tính biểu tượng tích cực,” theo ông Shih-Fen Chen, giáo sư môn Kinh doanh Quốc tế tại trường Richard Ivey School of Business.
McDonald’s và Starbucks hầu như không phải là các nhà hàng cao cấp, nhưng họ phục vụ một thứ quan trọng hơn nhiều các bữa ăn có hương vị tuyệt hảo.
“Họ cung cấp những sản phẩm văn hóa. Người Trung Quốc không thích hương vị đồ ăn McDonald’s, nhưng con của họ có thể khoe về việc chúng đã đi ăn tại McDonald’s và nhận được đồ chơi tại đó.
“Một sinh viên Canada có thể bỏ một bữa ăn ở ký túc xá và mua ba ly cà phê Starbucks. Ở Trung Quốc, bạn sẽ phải bỏ sáu bữa ăn chỉ để mua một ly Starbucks. Người ta không chi nhiều tiền như vậy cho cà phê chỉ vì họ muốn uống nó, nhưng vì việc cầm một ly Starbucks khiến họ cảm thấy tốt về mặt tâm lý,” giáo sư Chen nói.
Vì những lý do tương tự, thương hiệu Roots Canada đã thành công tại Trung Quốc. Ông Michael Budman, chủ tịch và đồng sáng lập của công ty, giải thích: “Cộng đồng châu Á chấp nhận Roots: họ yêu thích đất nước Canada, họ yêu thích thời trang và các thương hiệu.
“Chúng tôi thu hút nhiều đối tượng khác nhau, nhưng đặc biệt tại Trung Quốc, quan điểm về đất nước Canada – sức khỏe, chất lượng cuộc sống, ý thức về môi trường – tất cả những điều này hợp lại, Canada được nhìn nhận như một đất nước vô cùng tiến bộ.”
Theo giáo sư Chen, có một cách các nhà bán lẻ không thiên về phong cách sống có thể áp dụng để thành công tại Trung Quốc. Đó là mở cửa hàng tại các thị trường nhỏ hơn ở châu Á và dần dần xây dựng sự nhận biết về thương hiệu trên toàn châu lục.
Mở rộng ngay từ đầu tại Trung Quốc là có thể được, nhưng các công ty phải nỗ lực nhiều hơn và có nguồn lực lớn hơn.
“Bạn cần có một thị trường tại quê nhà với nguồn lực đủ mạnh để hỗ trợ quá trình mở rộng vào Trung Quốc, nơi mà bạn có thể phải chịu lỗ trong vòng 10 năm,” ông nói.
Vietnam Franchises

Chinese Chain Mixue Brings Its Tea to Sydney

9Round-a kickboxing themed fitness concludes deal in South Korea and signs renewal in the Middle East

Italian Pizza Fireaway is valued at £18.7 million by investors