• days
  • Hours
  • Minutes
  • Seconds

9 khác biệt trong thói quen người giàu, người nghèo

Thomas Corley – tác giả cuốn “Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals” (Những thói quen hàng ngày của người giàu) – đã dành 5 năm để nghiên cứu cuộc sống của cả những người giàu (thu nhập trung bình từ 160.000 USD/ năm) và tổng giá trị vốn lưu động từ 3,2 triệu USD trở lên) và người nghèo (tổng thu nhập từ 35.000 USD/ năm trở xuống và tổng giá trị vốn lưu động từ 5.000 USD trở xuống).

nguoi giau(1) (1)

Kết quả là, ông đã phát hiện ra những thói quen khác biệt giữa người nghèo và người giàu. Tuy nhiên, ông Corley cũng cho biết ai cũng có một số thói quen giàu và một số thói quen nghèo. Dưới đây là một số thói quen của người giàu.

Người giàu luôn hướng về mục tiêu

“Tôi tập trung vào mục tiêu của mình mỗi ngày”

62% người giàu đồng ý với điều này

6% người nghèo đồng ý với điều này

Người giàu không chỉ đặt ra mục tiêu hàng năm, hàng tháng cho mình mà 67% trong số họ còn đặt ra mục tiêu bằng văn bản. Corley cho biết: “Người giàu nói rằng mong muốn không phải là mục tiêu”. Mục tiêu phải đảm bảo 2 điều: có thể đạt được và có thể hành động để theo đuổi nó.

Người giàu biết hôm nay phải làm gì

“Tôi duy trì danh sách những việc cần làm trong ngày”

81% người giàu đồng ý với điều này

19% người nghèo đồng ý với điều này

Người giàu không chỉ lập ra danh sách việc cần làm, mà 67% trong số họ hoàn thành được từ 70% công việc trong danh sách đó.

Người giàu không xem tivi

“Tôi xem tivi nhiều nhất 1 tiếng mỗi ngày”

67% người giàu đồng ý với điều này

23% người nghèo đồng ý với điều này

Tương tự như vậy, chỉ có 6% người giàu theo dõi các chương trình truyền hình thực tế – so với 78% người nghèo. “Điểm chung của người giàu là cách sử dụng thời gian hiệu quả. Họ không né tránh việc xem tivi vì họ có kỷ luật phi thường hay ý chí sắt thép. Họ chỉ không nghĩ nhiều tới việc xem tivi vì họ còn có những việc khác phải làm” – Corley nói.

Họ đọc sách không chỉ để cho vui

“Tôi thích đọc”

86% người giàu đồng ý với điều này

26% người nghèo đồng ý với điều này

Người giàu thích đọc sách về người thật việc thật, đặc biệt là những cuốn sách tự hoàn thiện bản thân. 88% người giàu đọc sách hoàn thiện bản thân khoảng 30 phút mỗi ngày – so với 2% người nghèo.

Thích nghe sách âm thanh (audio book)

“Tôi nghe sách âm thanh suốt quãng đường đi làm”

63% người giàu đồng ý với điều này

5% người nghèo đồng ý với điều này

Nếu bạn không thích nghe sách âm thanh, bạn có thể tham gia bất cứ hoạt động tự cải thiện nào đó trên đường đi làm.

Người giàu làm việc tốt ở cơ quan

“Tôi làm tốt hơn yêu cầu công việc”

81% người giàu đồng ý với điều này

17% người nghèo đồng ý với điều này

Một con số đáng lưu ý là 86% người giàu (so với 43% người nghèo) làm việc trung bình 50 giờ trở lên trong một tuần. Chỉ có 6% người giàu được khảo sát cho biết họ không hài lòng về công việc.

Người giàu không mơ trúng số

“Tôi chơi xổ số thường xuyên”

6% người giàu đồng ý với điều này

77% người nghèo đồng ý với điều này

Điều này không đồng nghĩa với việc người giàu luôn giữ an toàn cho tiền của mình. “Thực tế là hầu hết người giàu là những người làm ăn và họ luôn phải đặt tiền vào những khoản đầu tư mạo hiểm” – Corley nhận xét.

Người giàu chú ý tới vòng eo của mình

“Tôi xem xét lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày”

57% người giàu đồng ý với điều này

5% người nghèo đồng ý với điều này

Người giàu coi trọng sức khỏe của mình – Corley nói. “Một trong những người mà tôi khảo sát đã khoảng 68 tuổi và có giá trị tài sản lên tới 78 triệu USD. Tôi hỏi tại sao ông không nghỉ hưu và ông ấy đã nhìn tôi giống như tôi từ Sao Hỏa xuống. Ông ấy nói: “Tôi đã dành 45 năm qua để tập thể dục hàng ngày và chú ý tới chế độ ăn uống bởi vì tôi biết những năm cuối đời sẽ là khoảng thời gian tôi kiếm được nhiều tiền nhất”.

Người giàu quan tâm tới nụ cười của mình

“Tôi dùng chỉ nha khoa mỗi ngày”

62% người giàu đồng ý với điều này

16% người nghèo đồng ý với điều này

Nguồn Vietnamnet

register now
Add to Calendar Asia/Ho_Chi_Minh 9 khác biệt trong thói quen người giàu, người nghèo

Vì sao nhiều cửa hàng tạp hóa phải sống cầm cự trước làn sóng của những Vinmart+, Circle K, 7-Eleven?

Vì sao 7-Eleven thành công vang dội ở Thái Lan, qua mặt Family Mart?

Các nhà đầu tư Nhật tấn công thị trường bán lẻ Việt Nam ra sao?

GET IN TOUCH