Franchise – nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam 15 năm nhìn lại

Số liệu thực tế đã chỉ ra rằng franchise có độ an toàn khá cao, chi phí đầu tư ban đầu thấp (chỉ từ vài chục nghìn USD) (80% thành công) so với các việc xây dựng thương  hiệu mới (chỉ có chưa đến 20% tỉ lệ thành công sau 1 thời gian dài).
Franchise – nhượng quyền thương hiệu – vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, được xem là manh nha xuất hiện vào giữa 1990s, khi hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên đồng loạt xuất hiện trên khắp mọi miền Việt Nam. Dù cho cách làm của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là franchise, nhưng cũng phần nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của phương thức franchise.
 

 
Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hoá và công nhận. Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8 Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương hiệu, đến ngày 25/5/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiện cho franchise phát triển tại Việt Nam.
Năm 2004, Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn hơn 65 hệ thống franchise hoạt động tại Việt Nam, đa số là các thương hiệu nước ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhưng với tình thế hiện nay, khi franchise đã được luật hóa, Việt Nam chính thức bước qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động franchise sẽ phát triển như vũ bão.
 

1 số thương hiệu hoạt động franchise tại Việt Nam
 
Tại Việt Nam vài năm trở lại đây, hệ thống nhà hàng Phở 24 đang rất thành công và đảm bảo đầy đủ các chuẩn mực, tiêu chuẩn của một hệ thống franchise đặc trưng nhất. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên bán franchise ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy làn sóng franchise ngày càng dâng cao tại Việt Nam.
Nói đến các thương hiệu nước ngoài hoạt động theo mô hình franchise tại nước ta, đầu tiên phải kể đến ông lớn đang nắm giữ thị phần đồ ăn nhanh số 1 Việt Nam – KFC. Sự thành công được chờ đợi trong suốt 7 năm kiên trì “bù lỗ” với chiến lược phát triển thận trọng. Cho đến khi xu hướng tiếp cận cái mới của giới trẻ thành thị lên ngôi, KFC đã kịp thời mở rộng mạng lưới chuỗi cửa hàng trên khắp cả nước, chủ yếu nhắm vào những thành phố lớn sầm uất, các khu trung tâm thương mại, vui chơi giải trí. Đến Việt Nam, KFC đã thay đổi một phần khẩu vị, kích thước, mẫu mã sản phẩm thức ăn cho phù hợp với phong cách ẩm thực địa phương. Bên cạnh những món gà rán truyền thống KFC đã chế biến thêm tôm, cá, bắp cải salad trộn, gà quay hợp với khẩu vị món ăn Việt Nam. Trong khi đó danh mục sản phẩm được sắp xếp đa dạng cho nhiều nhu cầu của người dùng từ trẻ em đến người lớn và khẩu phần cho những bữa tiệc ăn tối gia đình. Sau 14 năm hoạt động tại Việt Nam, KFC đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng, chiếm khoảng 60% thị trường thức ăn nhanh Việt Nam.

Các “ông lớn” được dự đoán sẽ chiếm lĩnh thị phần đồ ăn nhanh tại Việt Nam.
 
Hoạt động franchise 2 năm tới, 2013, 2014 được dự đoán sẽ còn bùng nổ, phát triển mạnh mẽ hơn khi 1 loạt các thươ ng hiệu lớn lên kế hoạch nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam như Starbucks Coffee, McDonald’s,… và hơn nữa từ năm 2014, khi Việt Nam bắt buộc mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết với WTO, các thương hiệu lớn của nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, trong những năm sắp tới, nhượng quyền thương hiệu sẽ phát triển rất mạnh tại Việt Nam còn vì người tiêu dùng ngày càng muốn tiếp cận với những thương hiệu quốc tế có chất lượng cao. Không chỉ dừng lại ở các thương hiệu ẩm thực, franchise sẽ phát triển ở những lĩnh vực như du lịch, thời trang, giáo dục (cleverlearn Việt Nam)
Biên tập: Thanh Hả

Chinese Chain Mixue Brings Its Tea to Sydney

9Round-a kickboxing themed fitness concludes deal in South Korea and signs renewal in the Middle East

Italian Pizza Fireaway is valued at £18.7 million by investors