Son môi chứa chì: Bất kể giá cả, thương hiệu

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như giá cả, thương hiệu không quyết định tới sự hiện diện của chì trong son môi…

sonmoi(1)
Mỗi ngày, hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới sử dụng son môi mà không hề lăn tăn nghĩ gì về các tác động tiêu cực của nó tới sức khỏe con người. Nhiều người không hề biết trong thành phần của son môi có thể chứa chì, kim loại có thể gây ra các vấn đề về tiếp thu kiến thức, ngôn ngữ và hành vi. Chì là chất độc thần kinh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe dù với liều lượng nhỏ.

Không phải tất cả các son môi đều chứa chì. Nhưng một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy kim loại này đang trở nên phổ biến trong loại mỹ phẩm này hơn so với những gì mọi người vẫn nghĩ từ trước tới nay.

Năm 2007, chương trình nghiên cứu chiến dịch mỹ phẩm an toàn “A Kiss Poison” đã phát hiện 61% trong số 33 mẫu son môi lấy thử nghiệm ngẫu nhiên có mức độ chì từ 0,03 ppm đến 0,65 ppm (ppm là chỉ số đo lường chì trong môi trường).

Các chuyên gia y tế nói rằng không có ngưỡng an toàn đối với chì trong máu người, nhưng Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, họ không xem việc tìm thấy chì trong son môi là vấn đề an toàn.

Theo FDA, dù nồng độ nhỏ, nhưng việc chì hiện diện trong son môi khiến nó dễ xâm nhập vào cơ thể người qua da và đường ăn uống và từ đó làm tăng lo ngại về sự an toàn của loại mỹ phẩm cực kỳ phổ biến đối với phái nữ

Chì không phải là kim loại có thể gây hại duy nhất ẩn nấp trong son môi của phái nữ. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu của Đại học California đã lấy 8 mẫu son thỏi và 24 mẫu son nhũ thử nghiệm. Kết quả, họ tìm thấy 9 kim loại nặng độc hại có trong đó gồm crôm, cadmium, mangan, nhôm và chì.

leadfreelipstick2lgNgành công nghiệp mỹ phẩm không xem đây là một vấn đề của họ khi nói rằng lượng chì trong son môi không đủ để thành chất độc, hay nói theo cách khác là chúng không có hại.

Nhưng FDA cho rằng, mặc dù hàm lượng chì trong son môi không phải là nguy hiểm, nhưng cần phải có các quy định để hạn chế lượng chì trong son môi nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố như giá cả, thương hiệu không quyết định tới sự hiện diện của chì trong son môi.

Các lo ngại đã khiến FDA tổ chức một chương trình nghiên cứu riêng của mình trong năm 2010. Kết quả họ thu được thậm chí còn gây kinh ngạc hơn: Trong 400 mẫu son môi lấy thử nghiệm, nồng độ chì hiện diện ở mức 0,9 đến 3,06 ppm, cao gấp 4 lần so với phát hiện của nghiên cứu trước đó.

Theo nghiên cứu Đại học California, mỗi ngày một người phụ nữ có thể dùng son môi từ 2 đến 14 lần và có thể dung nạp vào cơ thể tới 87 mg son qua đường ăn uống.

Thói quen sử dụng son mỗi ngày và nhiều ngày trong cuộc đời của phụ nữ khiến họ tiếp xúc nhiều hơn với chì và các kim loại nặng độc hại khác có trong nó. Sự tích tụ này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của họ

Các kim loại nặng trong son là chất ô nhiễm có trong các sắc tố và nguyên liệu cơ bản để làm lên son môi. Do đó, các công ty mỹ phẩm không bắt buộc phải liệt kê chúng trong mục thành phần.

Để có một bộ luật về quản lý mỹ phẩm an toàn trước khi chúng được bán ra cũng không hề đơn giản. FDA đã cố gắng từ năm 1938 nhưng cho đến nay vẫn chưa thể thành công.

Trong bối cảnh đó, FDA chỉ biết khuyến cáo người tiêu dùng nên chú ý bảo vệ mình khỏi các kim loại nặng từ son môi. Thứ nhất, FDA khuyên mọi người nên sử dụng ít son môi đi. Thứ hai, không cho trẻ em sử dụng son môi vì cơ thể của trẻ dễ tổn thương với các kim loại nặng độc hại hơn.

Nguồn GDVN/CNN

Chinese Chain Mixue Brings Its Tea to Sydney

9Round-a kickboxing themed fitness concludes deal in South Korea and signs renewal in the Middle East

Italian Pizza Fireaway is valued at £18.7 million by investors