Thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp nội nép mình "đá" nhau

Sự tham gia của hàng loạt những doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới khiến thị trường Việt Nam thêm phần sôi động song sự cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội đang có phần yếu thế ngay trên sân nhà không chỉ bởi sự thua thiệt về quy mô mà còn bởi mải đá chân nhau.

convennient store

Theo báo cáo khảo sát của một số công ty đa quốc gia, ngành bán lẻ Việt Nam đang có mức tăng trưởng cao nhất châu Á với mức tăng 23%, vượt qua cả 2 nền kinh tế hàng đầu khu vực là Ấn Độ (18,8%) và Trung Quốc (13%). Với dân số trên 90 triệu dân cùng mức tăng trưởng thị trường cao, nhu cầu mua sắm lớn thì Việt Nam đang trở thành thị trường đầy tiềm năng thu hút nhiều sự quan tâm, đầu tư của những tập đoàn bán lẻ lớn tại châu Á và trên thế giới.

Hàng loạt ông lớn gia nhập thị trường

Năm 2014 đánh dấu sự xuất hiện của hàng loạt các nhà bán lẻ ngoại mới gia nhập vào thị trường Việt. Mở đầu là tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Aeon với Trung tâm thương mại Celadon Tân Phú có tổng số vốn đầu tư hơn 13 tỷ yen, khai trương hồi đồng tháng 1 tại TP.HCM. Theo kế hoạch đến năm 2020, tập đoàn này sẽ mở 20 trung tâm mua sắm quy mô lớn tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD.

Ngày 27/3, tập đoàn bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc Lotte mart cũng vừa mới khai trương trung tâm thứ 7 tại 299 Tây Sơn, Hà Nội. Tập đoàn này cũng đặt kế hoạch đến năm 2020 sẽ có 60 trung tâm thương mại tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD.

Không muốn đứng ngoài cuộc một thị trường còn quá mới mẻ, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Thái Tos Chirathivat cũng mở siêu thị Robinsons Department Store đầu tiên ở Hà Nội.

Ngoài ra hàng loạt đại gia bán lẻ khác đang chuẩn bị bước chân vào Việt Nam như Wall Mart của Mỹ, Mapletree của Singapore, tập đoàn bán lẻ tầm trung Auchan của Pháp… Bên cạnh đó, những thương hiệu bán lẻ đã có mặt tại Việt Nam như Metro Cash & Carry hay Big C đang lên kế hoạch để phát triển quy mô hay tăng thị phần.

Theo cam kết gia nhập WTO, từ ngày 11/1/2015 tới đây, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam thay vì mức tối đa 50% như hiện nay. Điều này có thể khiến số lượng doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ ngoại gia nhập thị trường Việt nhiều hơn. Trước những nhà bán lẻ ngoại vốn có nhiều kinh nghiệm, vốn lớn, các doanh nghiệp nội bắt đầu gặp nhiều khó khăn.

Người một nhà đá nhau

Điểm lại một số những chuỗi bán lẻ đáng chú ý của Việt Nam hiện nay gồm có: Sai Gon Co-op với chuỗi siêu thị Saigon Co.op mart, Tổng công ty Thương mại Hà Nội với Hapromart, Công ty Cổ phần Nhất Nam với Fivimart … hiện vẫn đang chiếm thị phần khá tốt tại kênh phân phối siêu thị với ưu điểm đã có thương hiệu tại Việt Nam và nắm bắt được nhu cầu, thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt. Tuy nhiên, điểm yếu của những nhà bán lẻ Việt là thiếu kinh nghiệm cạnh tranh, xây dựng những chuỗi bán lẻ lớn trong khi nhân lực và cả tài lực cũng chưa thể so sánh với các tập đoàn nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có những chiến lược marketing được tính toán rất chi tiết và chuyên nghiệp thì các doanh nghiệp hầu như vẫn chỉ kinh doanh theo phương thức truyền thống.

Hơn nữa, trước sự tấn công ào ạt của những tên tuổi lớn đến từ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cũng chưa có nhiều liên kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh. Dù trước đó, 4 doanh nghiệp bán lẻ lớn của nước ta là Hapro, Satra, Phú Thái và Sài Gòn Co-op từng hợp tác xây dựng một thương hiệu lớn, nhằm tạo thế cân bằng với các tên tuổi bán lẻ nước ngoài nhưng kết quả thì không được như kỳ vọng.

Thêm vào đó chính các doanh nghiệp này cũng đang dùng nhiều chiêu trò không lành mạnh để chơi xấu lẫn nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Phát triển Quang Minh, trên thị trường bán lẻ Việt Nam đang diễn ra một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: 62,5% doanh nghiệp bán một hoặc một số hàng hóa dưới giá thành để thu hút sự chú ý của khách hàng, 37,5% lôi kéo và tuyển dụng nhân lực chủ chốt của đối thủ, 25% bắt tay với nhà sản xuất/phân phối để chèn ép đối thủ, 25% khuyến mãi cạnh tranh không lành mạnh…

Ngoài ra, chất lượng hàng hóa của các siêu thị Việt hiện vẫn chưa được đảm bảo cả về nguồn gốc lẫn chất lượng. Thời gian qua hàng loạt những sản phẩm như nấm, rau xanh, thịt gà, đồ khô… bày bán trong nhiều siêu thị đã bị lật tẩy là hàng trôi nổi không đảm bảo khiến người tiêu dùng không khỏi ngao ngán và mất niềm tin khi họ đã phải trả tiền cao hơn so với giá chung trên thị trường.

Năm 2015 khi thị trường bán lẻ Việt sẽ hoàn toàn mở cửa thì việc thêm nhiều các doanh nghiệp, tập đoàn ngoại gia nhập thị trường cũng là điều dễ đoán trước. Trong khi cơ chế để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ Việt vẫn hầu như chưa có. Nếu các doanh nghiệp nội không tìm cách tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng thì sẽ nhanh chóng chịu lép vế trước các doanh nghiệp nội.

Theo Sống Mới

Chinese Chain Mixue Brings Its Tea to Sydney

9Round-a kickboxing themed fitness concludes deal in South Korea and signs renewal in the Middle East

Italian Pizza Fireaway is valued at £18.7 million by investors