• days
  • Hours
  • Minutes
  • Seconds

Bài học xương máu của các “ông lớn” ở thị trường mới

AP-61f6c

Là một trong những công ty nổi tiếng nhất thế giới, eBay hiện có 157 triệu người sử dụng trang web đấu giá trực tuyến và có doanh thu đạt 18 tỷ USD trong năm ngoái. 

Tuy nhiên, khi lần đầu tiên thâm nhập thị trường Trung Quốc, eBay đã thất bại. Khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ nội địa khiến cho eBay phải thừa nhận thất bại và đóng cửa trang web chính thức tại Trung Quốc vào năm 2006, chỉ hai năm sau khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử mới nổi này. Thay vào đó, eBay thành lập công ty liên doanh với một đối tác bản địa để vận hành một doanh nghiệp bán đấu giá trực tuyến tại nước này.

Các nhà phân tích nhận định eBay gặp phải thất bại khi không đánh giá đúng tình hình, bởi một thương hiệu mạnh của Mỹ không nhất thiết là sẽ thành công tại Trung Quốc. Hiện tại eBay đã có 25 thị trường khác nhau trên toàn cầu sử dụng công nghệ tương tự, nhưng được điều hành bởi các doanh nghiệp bản địa. Và eBay không phải là công ty duy nhất phải vật lộn để có được một mô hình kinh doanh thành công ở nước ngoài, theo BBC.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ Tesco của Anh đã dành một thập kỷ để chuẩn bị cho sự ra mắt của chuỗi siêu thị Fresh & Easy ở bờ Tây nước Mỹ. Các giám đốc điều hành cao cấp của công ty thậm chí còn dành thời gian sống chung với các gia đình ở California để quan sát thói quen ăn uống và sinh hoạt của họ.

Tuy nhiên, 6 năm sau khi mở chuỗi siêu thị, Tesco thông báo rút khỏi thị trường Mỹ, chấp nhận thiệt hại 1,2 tỷ bảng Anh (1,9 tỷ USD).
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, việc mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế thường là cách duy nhất để các doanh nghiệp tăng doanh thu. Khi tăng trưởng trong nước chậm lại, các quốc gia khác có thể cung cấp cho doanh nghiệp nguồn khách hàng tiềm năng trong một lĩnh vực có ít cạnh tranh hơn, hoặc có cầu cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó cao hơn.

Và tất nhiên, sự hiện diện ở nhiều quốc gia sẽ giúp doanh nghiệp tránh được ảnh hưởng từ những biến động kinh tế ở một quốc gia. Theo một khảo sát do Phòng Thương mại Anh tiến hành với 4.700 công ty, hơn một nửa trong số đó nhận thấy doanh thu của họ có chuyển biến tích cực chỉ trong vòng 12 tháng kể từ khi mở rộng sang thị trường quốc tế. Thực tế, việc mở rộng quy mô ra quốc tế là vấn đề sống còn. Theo chuyên gia quản trị Steve Tappin, thông thường toàn cầu hóa là cách duy nhất để các công ty để tiếp tục phát triển.

Khi Jeff Immelt, giám đốc điều hành của tập đoàn khổng lồ General Electric (GE), lên nắm quyền lãnh đạo hơn một thập kỷ trước, 70% hoạt động của doanh nghiệp này diễn ra ở Mỹ. Vào thời điểm hiện tại, GE đang hoạt động tại hơn 160 quốc gia và hơn một nửa doanh thu đến từ nước ngoài.

Đối với ông Immelt, kinh doanh tại các nước đang phát triển là ưu tiên hàng đầu vì tỷ lệ tăng trưởng của các quốc gia này vượt trội so với Mỹ. Ông tuyên bố GE sẽ không bao giờ lặp lại việc chỉ tập trung kinh doanh ở Mỹ, “trừ khi chúng tôi gặp phải thất bại lớn”.

Liu Yonghao, Chủ tịch của New Hope Group – một trong những công ty nông nghiệp lớn nhất Trung Quốc, cho rằng, dân số đông và đất đai hạn chế khiến cho chi phí sản xuất trong nước cao và buộc công ty này phải tìm ra nước ngoài để cắt giảm chi phí. Sau gần hai thập kỷ, công ty này đã xây dựng khoảng 50 nhà máy tại 30 quốc gia, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, thương mại, nghiên cứu phát triển và dịch vụ. Hiện doanh thu ở nước ngoài của New Hope chiếm một phần mười tổng doanh thu. Ông Liu nói rằng một trong những bài học lớn nhất mà ông nhận được là chỉ sử dụng các nhà quản lý Trung Quốc để vận hành các chi nhánh ở nước ngoài không phải là phương pháp tốt.

Nhưng Victor Koo, giám đốc điều hành của công ty dịch vụ chia sẻ video Youku Tudou, thường được gọi là YouTube của Trung Quốc, cho rằng chỉ sử dụng các nhà quản lý bản địa là chưa đủ, trừ khi họ thực sự được trao quyền và có thể đưa ra quyết định mà không cần phải xin ý kiến từ trụ sở chính.

Giám đốc điều hành eBay John Donahoe cho biết thực tế là phải mất một thời gian rất dài, khoảng 10 tới 15 năm để thiết lập hoạt động của một công ty tại thị trường mới. “Khi bạn là một công ty quốc tế đang tìm cách cạnh tranh với một công ty địa phương, nếu mỗi khi cần thực hiện một quyết định mà bạn phải thông báo với trụ sở và sau đó chờ quyết định, đặc biệt là trong một môi trường kinh doanh mạng như chúng tôi, bạn chắc chắn sẽ thua đối thủ bản địa”.

Theo VnEconomy.vn

Bài viết liên quan: Giải mã Caffe Bene: Cà phê sao Hàn và tham vọng đối đầu Starbucks

Chiến lược Việt hóa của các đại gia F&B ngoại

8 bước cần thiết để kinh doanh nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu: Một công cụ trong marketing thương hiệu

Bảo vệ thương hiệu trong kinh doanh Nhượng quyền

Franchise – Kênh tiếp thị độc đáo và ưu việt

register now
Add to Calendar Asia/Ho_Chi_Minh Bài học xương máu của các “ông lớn” ở thị trường mới

Vì sao nhiều cửa hàng tạp hóa phải sống cầm cự trước làn sóng của những Vinmart+, Circle K, 7-Eleven?

Vì sao 7-Eleven thành công vang dội ở Thái Lan, qua mặt Family Mart?

Các nhà đầu tư Nhật tấn công thị trường bán lẻ Việt Nam ra sao?

GET IN TOUCH