"Vua bánh kẹo" Kinh Đô muốn đi xa, đi nhanh

Thay vì tiếp tục bó mình trong lĩnh vực bánh kẹo cũng như ở các thị trường truyền thống, Tập đoàn Kinh Đô (KDC) – vốn mệnh danh là “ông vua bánh kẹo Việt Nam” muốn đi xa và đi nhanh thông qua các hoạt đông mua bán, sáp nhập (M&A) và liên kết với các đối tác.

tranlenguyen

 

Nói về bánh kẹo thì Kinh Đô hiện là số một. Nếu như trước đây, đã có lúc tương quan giữa Kinh Đô với vị trí thứ hai trên thị trường bánh kẹo là 1-3, thì nay tương quan này là 1-10 và ngày càng có xu hướng cách xa hơn.

Nhiều hãng bánh kẹo nước ngoài cũng đã vào Việt Nam, nhưng nếu xét các yếu tố như thương hiệu, giá bán, kênh phân phối… cũng không khiến Kinh Đô phải quá lo ngại.

Mặc dù được mệnh danh là “ông vua bánh kẹo Việt Nam”, nhưng Kinh Đô nhận thấy thị trường trong nước 2 năm qua đã tăng trưởng chậm lại.

Vì thế, Kinh Đô có kế hoạch hợp tác với một đối tác Mỹ, qua đó tiếp nhận vốn, thương hiệu, kỹ thuật… để sản xuất sản phẩm và xuất bán vào các nước như Malaysia, Myanmar, Campuchia và Lào qua kênh phân phối của đối tác. Còn Kinh Đô cam kết, sản phẩm của đối tác sau một thời gian sẽ được bán đại trà tại Việt Nam qua kênh phân phối của Kinh Đô. Tên tuổi cụ thể của đối tác này chưa được tiết lộ vì các bên có cam kết bảo mật thông tin, nhưng đây là một tập đoàn đa quốc gia, cùng ngành với Kinh Đô, đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào Việt Nam. Họ muốn thông qua công ty con của họ tại Singapore để hợp tác với Kinh Đô. Kết quả đàm phán giữa hai bên đã tương đối.

Trong chiến lược đưa thương hiệu Kinh Đô ra nước ngoài, Kinh Đô còn có kế hoạch liên kết với một công ty thực phẩm của Nga để đầu tư xây nhà máy tại Moscow sản xuất bánh mì, bánh quy phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Với chiến lược này, Kinh Đô đã từng nghĩ đến việc mua lại một công ty ở nước ngoài. Cụ thể, có lần Kinh Đô đàm phán mua lại một công ty bánh kẹo của Malaysia, trả 30 triệu USD nhưng vẫn không mua được.

Đối với kế hoạch mở rộng sang các mặt hàng thiết yếu như mì gói, nước tương, dầu ăn…, Kinh Đô sẽ sớm ra mắt các sản phẩm trong năm nay. Thực tế trước đây, Kinh Đô có dự kiến ra mắt sớm hơn, nhưng thận trọng vì là người đi sau trong lĩnh vực này. Hiện nay, lĩnh vực này đang cạnh tranh rất khốc liệt, nên Kinh Đô sẽ phải lựa chọn một phân khúc phù hợp.

Đối với các sản phẩm thiết yếu, Kinh Đô sẽ liên kết với một đối tác nước ngoài để làm. Kinh Đô đầu tư nhà máy tại Việt Nam để sản xuất. Nếu bán trên thị trường quốc tế thì lấy thương hiệu của đối tác, còn bán tại Việt Nam thì lấy thương hiệu Kinh Đô. Giai đoạn đầu, Kinh Đô sẽ chỉ làm gia công để “test” thị trường.

Sau chặng đường 20 năm với nhiều thành công, Kinh Đô đủ tự tin để bước vào một giai đoạn mới.

Nguồn: Bảo Giang (Theo Báo Đầu Tư)

Chinese Chain Mixue Brings Its Tea to Sydney

9Round-a kickboxing themed fitness concludes deal in South Korea and signs renewal in the Middle East

Italian Pizza Fireaway is valued at £18.7 million by investors