• days
  • Hours
  • Minutes
  • Seconds

Arabica vs. Robusta

Arabica vs. Robusta

Arabica vs. Robusta

Trong khi người Việt thích cà phê bệt hay vị đắng của cà phê phin thì người Ý chuộng quán sang trọng với Espresso.

Mỗi quốc gia có thú thưởng thức món đồ uống vị đắng mang tên “cà phê” theo cách khác nhau. Trong khi người Việt thích ngồi vỉa hè, ngắm từng giọt chầm chậm trôi rồi nhâm nhi vị đắng của cà phê phin, thì người Ý chuộng những quán cà phê sang trọng, lãng mạn với Capucino hay Espresso.

Có lẽ với những người Việt hoài cổ, cà phê là phải đắng, phải nồng nàn mới là cà phê. Không mấy người gọi “thứ nước có mùi cà phê pha với đường” kiểu Tây như Starbucks là cà phê đúng nghĩa (nhận xét của ông Đặng Lê Nguyên Vũ). Vậy tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Thực tế là, người Việt vốn quen uống cà phê Robusta, trong khi phương Tây lại chuộng cà phê Arabica. Cùng là cà phê, nhưng chúng khác nhau khá nhiều. Đây có thể là lý do khiến quan niệm về mùi vị cà phê của người dân xứ nhiệt đới như chúng ta khác xa với những người bạn ở bên kia bán cầu.

Arabica và Robusta thường được trồng tại đâu?

Arabica là cà phê phổ biến nhất trên thế giới, thường được trồng tại các nước châu Mỹ La-tin như Brazil, Colombia, Tico,… hoặc Tây Phi, Ấn Độ, một vài vùng tại Indonesia.

Robusta lại thường được trồng tại Đông và Trung Phi, Đông Nam Á, một vài vùng thuộc Brazil.

Nói vậy cà phê Việt Nam là cà phê Robusta?

Chính xác! Không những thế, Việt Nam còn là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 46%. Việt Nam cũng là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil (nước xuất chủ yếu là Arabica), tiếp theo là Indonesia, Colombia.

Hai loại cà phê này có gì khác nhau vậy?

Arabica và Robusta có khá nhiều điểm khác nhau như:

Về kích thước: Hạt cà phê Robusta tròn hơn, trong khi Arabica hình oval. Cây cà phê Arabica trưởng thành cao từ 2,5-4,5m, thấp hơn nhiều so với mức 4,5-6 m của Robusta.

Về mùi vị: Robusta có vị khét, đắng hơn Arabica.

Về hàm lượng caffeine: Một nguyên nhân khiến vị của Robusta “khét” hơn so với Arabica là hàm lượng caffeine cao hơn. Trong khi Arabica chỉ chứa từ 0,8-1,4% caffeine thì Robusta chứa tới 1,7-4% caffeine.

Về hàm lượng chất béo, đường: Arabica chứa hơn 60% là chất béo và gần như gấp đôi lượng đường so với Robusta. Yếu tố này chính là tác nhân lớn ảnh hưởng đến sự khác biệt về hương vị của hai loại cà phê.

Về giá: Cà phê Robusta có giá rẻ hơn gần một nửa so với Arabica. Robusta dễ trồng cũng như đòi hỏi ít công và kỹ thuật chăm sóc hơn so với Arabica. Lượng caffeine cao của Robusta có tác dụng như thuốc trừ sâu bệnh và kháng khuẩn mạnh.

Ai mê cà phê Robusta, ai chuộng cà phê Arabica?

Do đặc trưng về phân bố địa lý cũng như sở thích về hương vị, cà phê Arabica là loại được khách hàng phương Tây ưa chuộng cũng như được sử dụng trong chuỗi cà phê như Starbucks.

Trong khi Robusta được tiêu thụ phổ biến tại châu Á và sử dụng trong cà phê hòa tan.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tức liên quan: Đại gia nào đứng sau các thương hiệu Pizza đình đám ở Việt Nam?

 20 chuỗi thức ăn nhanh thành công nhất nước Mỹ

 Ai đang lãnh đạo ngành cà phê Việt?

 Metro quay lại thị trường Việt Nam với mảng phân phối thực phẩm?

 Chuỗi cửa hàng thực phẩm đầu tiên của người Việt tại Nga

Gần 150 thương hiệu nhượng quyền vào Việt Nam trong 8 năm qua

Xuất hiện làn sóng chạy đua “bành trướng” quy mô tại Việt Nam của doanh nghiệp Thái?

7-Eleven sắp vào Việt Nam

Cà phê Đà Lạt được bán trong cửa hàng Starbucks

10 thương hiệu nhượng quyền mạnh nhất thế giới

Vì sao Vinamilk phải vĩnh biệt Cafe Moment?

Bản đồ ngành thức ăn nhanh thế giới

register now
Add to Calendar Asia/Ho_Chi_Minh Arabica vs. Robusta

Vì sao nhiều cửa hàng tạp hóa phải sống cầm cự trước làn sóng của những Vinmart+, Circle K, 7-Eleven?

Cứ 10 doanh nghiệp thì có 8 doanh nghiệp lạc quan về năm 2017

Giải mã hiện tượng Phúc Long: Chuỗi đồ uống nổi tiếng Sài Gòn khiến ông lớn Starbucks cũng phải thèm thuồng

GET IN TOUCH