Điểm khác biệt của Sagaso với phần còn lại của thế giới cà phê Việt là công ty đang tiên phong tinh thần single – serve, đây chính là “làn sóng thứ ba” đề cao tính cá nhân hóa, một hình thức “facebook” trong thưởng thức cà phê.
Giải pháp thay thế Starbucks
Chiến lược mà Sagaso đang thực hiện là “đi 2 chân”, vừa phục vụ thị trường trong nước, vừa tìm hướng xuất khẩu. Hiện khách hàng từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu và ngay cả Ý đã tìm đến đặt hàng sản phẩm của công ty. Còn tại thị trường Việt Nam, khách hàng của Sagaso là tất cả thực khách cần uống một ly cà phê nguyên chất kiểu Ý “mọi lúc, mọi nơi” từ các quán cà phê vỉa hè, bếp ăn gia đình, văn phòng đến nhà hàng, khách sạn cao cấp … Ngoài ra công ty còn sáng chế ra thiết bị dành riêng cho người thường xuyên di chuyển bằng ô tô, khách du lịch, phượt thủ.
“Sagaso không mở các cửa hàng cà phê như thông thường mà phát triển các boutique (tiếng Pháp dùng để chỉ các cửa hàng thời trang cao cấp). Chức năng đầu tiên của boutique Sagaso là nơi khách hàng có thể đến trải nghiệm, trực tiếp pha cho mình 1 ly espresso hay cappuchino bằng máy. Đây cũng là nơi phân phối sản phẩm đồng thời có số chỗ ngồi vừa đủ cho khách muốn thưởng thức tại chỗ”, ông Bùi Quang Nam cho biết.
Máy pha cà phê của Sagaso có giá bán 3,2 triệu đồng/máy (loại đơn) và khoảng 4,2 triệu đồng/máy (loại có gắn thêm bình đựng sữa). Với mức giá này, ông Nam rất tin vào kế hoạch 50.000 máy pha cà phê chuẩn bị tung ra thị trường Việt Nam, nơi hiện đang dùng các loại máy pha chế cà phê rất đắt tiền, không dưới 100 triệu đồng/máy.
Starbucks, The Coffee Bean & Tea Leaf, Highlands Coffee hoặc bất kì chuỗi cà phê nào đang có mặt trên thị trường cũng không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Sagaso vì Sagaso không hề đối đầu hay lấn sân, mà đơn giản là tiên phong một phong cách (style) mới.
“Khi Starbucks mở một cửa hàng mới thì đây cũng là cơ hội cho Sagaso vì người tiêu dùng sẽ có cơ hội so sánh giữa 1 ly cà phê Starbucks và 1 ly Sagaso có những ưu khuyết điểm như thế nào. Chúng tôi tự tin là 99% khách hàng Việt Nam sẽ chọn Sagaso nếu muốn thưởng thức cà phê kiểu Ý với chi phí hợp lý nhất”, ông Bùi Quang Nam cho biết.
Ông Bùi Quang Nam cho biết hiện nay đã có các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đặt vấn đề hợp tác đầu tư với Sagaso. Tuy nhiên, công ty đang thực hiện chiến lược lan tỏa dần dần và vì đây là một “lifestyle” mới nên cần đo lường sự chấp nhận của người tiêu dùng trước khi đẩy mạnh truyền thông. Người sáng lập Sagaso cho biết ông vẫn không vội vàng dù thị trường đã có sự hiện diện của các đối thủ như Nespresso hay Lavazza… Mục tiêu dài hạn là sẽ mở khoảng 50 boutique, 50 shop, 500 mô hình quán cà phê “Sagaso Inside” và khoảng 2.000 kiosk trong cả nước.
“Hiện nay nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp trong ngành hàng thức uống, nếu không tính đến chi phí mặt bằng, nhân viên thì với giải pháp cà phê Sagaso các bạn chỉ cần đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng là có thể mở cho mình một kiosk cà phê, giá vốn 1 ly espresso khoảng 9.800 đồng hoàn toàn có thể cạnh tranh với các coffee-shop“, ông Nam nhận định.
Ngoài ra, ông Nam cho rằng làn sóng thứ 3 trong ngành cà phê yêu cầu phương thức phân phối qua các kênh mới như E-commerce, các club, điện thoại và boutiquet chứ không qua siêu thị hay chợ nên tốc độ tăng trưởng sẽ không thể đột biến trong thời gian ngắn mà cần chiến lược dài hạn. Một kênh phân phối khá “khác thường” của Sagaso là thông qua hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu. Đây cũng chính là nơi tôi bắt gặp những thanh capsule cà phê Sagaso lần đầu tiên và bắt đầu đi tìm nguồn gốc của chúng.
Theo Trí Thức Trẻ
Tin tức liên quan: Bản đồ ngành thức ăn nhanh thế giới
Mua nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng, phải chấp nhận sự độc đoán
3 câu hỏi về Nhượng quyền thương mại được hỏi nhiều nhất trong năm 2014
Niềm tin – chìa khóa thành công khi nhượng quyền
Vingroup mở cửa hàng tổng hợp đầu tiên tại Cần Thơ trong tháng 7
Trung Nguyên và Ministop chia tay
Chiến lược Việt hóa của các đại gia F&B ngoại