– McDonald’s là hệ thống nhà hàng phục vụ nhanh hàng đầu thế giới với 34.500 cửa hàng, phục vụ hơn 69 triệu khách hàng tại hơn 100 quốc gia mỗi ngày. Hơn 80% các nhà hàng McDonald’s trên toàn cầu được sở hữu và điều hành bởi các cá thể độc lập tại mỗi địa phương. Việt Nam là thị trường mà McDonald’s sẽ thực hiện phương thức “cấp phép phát triển”. Đây cũng là một phương thức nhượng quyền mà McDonald’s đã sử dụng hơn 30 năm qua trên toàn thế giới để phát triển thương hiệu.
Các thương hiệu thức ăn nhanh có mặt tại Việt Nam, theo tôi đang chạy nước rút để chuẩn bị cho cuộc chiến lớn dự kiến bùng nổ vào đầu năm 2014 khi McDonald’s nhảy vào Việt Nam. Đứng sau chiến dịch đầy tham vọng này là nhóm công ty tên tuổi nhất trong lĩnh vực bán lẻ. Ngoài thương hiệu Burger King, thông qua Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đang phát triển các cửa hàng nhượng quyền của Dunkin Donuts (thuộc sở hữu của công ty Dunkin Brands Group) và Dominos Pizza nhằm phủ rộng tất cả các phân khúc thức ăn nhanh tại Việt Nam.
Với dân số trên 90 triệu người, trong đó khoảng trên 65% dưới 35 tuổi, Việt Nam thực sự là mảnh đất màu mỡ cho các cửa hàng thức ăn nhanh phát triển. Tốc độ tăng trưởng doanh thu ba chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất hiện nay là KFC, Lotteria và Jollibee ở mức trên 30%.
– Theo ông, McDonald’s có thể tạo nên hiệu ứng như Starbucks khi khai trương tại TP HCM?
Cách đây 10 năm, nhiều công ty tìm cách đưa McDonald’s vào Việt Nam nhưng thất bại. Cuối năm 2012, sau khi Burger King và Subway tuyên bố kế hoạch mở rộng thị phần, lần đầu tiên McDonald’s chủ động công bố về ý định thâm nhập thị trường Việt Nam theo hình thức nhượng quyền.
Việc McDonald’s chuẩn bị vào Việt Nam sẽ hứa hẹn có sự phân chia lại miếng bánh thị phần giữa các “đại gia” đồ ăn nhanh thế giới. |
Tôi cho rằng McDonald’s có thể tạo nên một hiện tượng như Starbucks. Theo khảo sát khách hàng của McDonald’s tại Việt Nam, trong giai đoạn đầu sẽ là người nước ngoài, Việt kiều, du học sinh… những người chịu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ. McDonald’s có thể đem lại hiệu ứng tiêu dùng mạnh như Starbucks. Bởi sau hai tháng khai trương cửa hàng đầu tiên tại trung tâm quận 1 TP HCM, khách hàng của Starbucks vẫn thường xuyên phải xếp hàng.
– Theo ông, đâu là khó khăn đối với McDonald’s khi tiếp cận thị trường Việt Nam?
– Cần phải nhắc lại là, McDonald’s đã mở rộng kinh doanh ở các quốc gia trên thế giới và hầu hết đều theo mô hình nhượng quyền thương mại. Yếu tố quan trọng giúp McDonald’s nhanh chóng bành trướng ra thị trường toàn cầu là chiến lược xuất khẩu mô hình quản lý kinh doanh đã được phát triển và thử nghiệm tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, để dễ dàng tiếp cận tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên từng thị trường, McDonald’s đã đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để nghiên cứu thị trường. Dựa vào những nghiên cứu đó, tại mỗi quốc gia đặt chân đến, McDonald’s có tài điều chỉnh sản phẩm của mình cho phù hợp với văn hóa tiêu dùng. Chẳng hạn, tại Malaysia, Singapore và Thái Lan, McDonald’s cung ứng thêm sản phẩm đồ uống với hương vị sầu riêng. Các nhà hàng ở Brazil bán kèm các loại nước giải khát làm từ trái gura hay dâu rừng Amazon. Ở Ấn Độ, thịt bò và thịt lợn được thay bằng thịt cừu để phục vụ các giáo dân có tập quán ăn kiêng. Tại Việt Nam, McDonald’s dự kiến đưa ra 2-3 món phù hợp với khẩu vị địa phương.
Tóm lại việc McDonald’s chuẩn bị vào Việt Nam hứa hẹn sẽ có sự phân chia lại miếng bánh thị phần giữa các “đại gia” đồ ăn nhanh thế giới. Tuy nhiên, ai sẽ thống lĩnh thị trường này thì thời gian sẽ trả lời. Song bất kỳ kẻ mạnh nào cũng có những điểm yếu, như gót chân Asin vậy. Theo tôi, trước mắt McDonald’s gặp nhiều rào cản trong việc tìm kiếm và thiết lập mạng lưới cung ứng sản phẩm đầu vào đạt tiêu chuẩn cho các nhà hàng của mình. Ở các thị trường mới, việc đáp ứng được các điều kiện khắt khe về quản lý chất lượng cũng như vận hành của McDonald’s là không dễ dàng với các nhà cung ứng hiện có.
– Còn đối với các doanh nghiệp Việt trong cuộc đua này thì sao, thưa ông?
– Nếu Starbucks được đánh giá là nhân tố mới trong thị trường cà phê Việt Nam, thì sự xuất hiện của đế chế McDonald sẽ là “hiểm họa” cho các thương hiệu thức ăn nhanh từ Mỹ như KFC, Jollibee, Lotteria từ Hàn Quốc đang kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp Việt khó có thể theo kịp những người khổng lồ như McDonald’s.
Có thể nói, hiện phí nhượng quyền của McDonald’s được coi là khủng nhất. Mức phí ban đầu để mở đại lý nhượng quyền, theo dự tính là không dưới 45.000 USD, chưa kể hơn 20 khoản khác như phí dịch vụ trả cho chủ thương hiệu. Nhìn chung, doanh nghiệp nhượng quyền thương mại phải chịu phí kép, gồm phí trước khi hoạt động và trong khi kinh doanh. Tổng cộng tổng vốn đầu tư (phí chuyển nhượng, thuê mặt bằng, thiết bị, trang trí nội thất) cho mỗi cửa hàng McDonald’s có thể vào khoảng 200.000 – 2,2 triệu USD. Do vậy, phải là những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, có khả năng dư dả tiền bạc mới có thể tiếp nhận khoản phí nhượng quyền khổng lồ này.