Tìm mô hình “ phân phối – bán lẻ ”

Vẫn còn đó những căn bệnh trầm kha trong chiến lược phát triển cho thị trường bán lẻ ở cả 3 cấp độ (Nhà nước, ngành công nghiệp và doanh nghiệp).
timmohinh11a1-4e6c7
 
Vì vậy hai việc cấp thiết cần làm ngay từ góc độ vĩ mô là phải xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán lẻ và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động phân phối – bán lẻ tại Việt Nam.
Luồng gió mới
Vào thời kỳ đầu, trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, và nhất là khi Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ theo các cam kết gia nhập WTO, đã có một số ý kiến cho rằng giới kinh doanh và phân phối hàng hoá, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ Việt Nam rất lo ngại  khi các tập đoàn phân phối đa quốc gia, với sức mạnh tài chính, kinh nghiệm phân phối hàng hóa hiện đại, sẽ tràn vào và khả năng sụp đổ kênh phân phối bán lẻ truyền thống cũng như hiện đại là điều khó tránh. Cũng có nhận định cho rằng, sự có mặt của các tập đoàn phân phối đa quốc gia với thế mạnh về tài chính, công nghệ và tổ chức mạng lưới sẽ đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ trên cả nước đi vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh tranh.
Thực tế cho thấy, sau gia nhập WTO, các nhà bán lẻ Việt Nam đã nhận thức rõ rằng việc mở cửa thị trường theo cam kết gia nhập WTO cùng với việc giảm dần các rào cản gia nhập thị trường sẽ tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ. Điều này sẽ đưa lại những cơ hội cùng những thách thức lớn do sự thâm nhập thị trường bán lẻ của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng sâu, rộng về số lượng, quy mô và thị phần nhưng cộng đồng DN bán lẻ Việt Nam cũng không thụ động mà đang từng bước thích ứng với tình hình mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều hạn chế như quy mô thị trường nhỏ và sức mua yếu; phân tán, manh mún, hiệu suất thấp; thị trường chủ yếu là bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại mới chiếm  khoảng 20% trên cả nước (TP HCM 40-42% và Hà Nội 13%) DN bán lẻ yếu về nhiều mặt, trong đó có 4 điểm yếu cố hữu (về tính chuyên nghiệp; chiến lược dài hạn; năng lực tài chính và logistics). Nói cách khác, khó khăn và thử thách bộn bề… Vẫn còn đó những căn bệnh trầm kha trong chiến lược phát triển cho thị trường bán lẻ ở cả 3 cấp độ: Nhà nước, ngành công nghiệp và DN; tính chuyên nghiệp, đặc biệt là quản trị DN và nguồn nhân lực thích hợp; trong hạ tầng cơ sở yếu kém và hiệu quả logistics cùng chuỗi cung ứng, vấn đề mặt bằng bán lẻ … Tuy nhiên, các DN đã nỗ lực mở rộng hệ thống bán lẻ và tăng chất lượng dịch vụ với nhiều loại hình phong phú. Tính đến cuối năm 2012, cả nước có khoảng 698 siêu thị tại 60 tỉnh (tăng khoảng 9,4% so với năm 2011); có khoảng 127 trung tâm thương mại tại 40/63 tỉnh (tăng khoảng 8,5% so với năm 2011). Tính đến cuối năm 2012 tổng số chợ trong cả nước có khoảng 8.700 chợ (tăng khoảng gần 1% so với năm 2011).
Qua 7  năm gia nhập WTO và mở cửa thị trường, ngày càng có nhiều hơn sự tham gia của các nhà bán lẻ nước ngoài. Có thể nói đó là một luồng gió mới, góp phần thay đổi diện mạo của ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam, đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng và góp phần vào cuộc đua tranh giữa bán lẻ hiện đại và bán lẻ truyền thống … và là động lực thúc đẩy các DN bán lẻ Việt vươn lên, chấp nhận và sẵn sàng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
timmohinh11a2-4e6c7
 
 
Sớm hoàn thiện hành lang pháp lý
Ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai bởi nhu cầu nội tại: Kênh bán lẻ hiện đại tiếp tục phát triển mạnh tại Việt Nam (số liệu tháng 5/2011: 640 siêu thị, đại siêu thị và hơn 100 trung tâm mua sắm …), bên cạnh đó, kênh bán lẻ truyền thống chuyển mình, thay đổi về chất dưới áp lực cạnh tranh; Internet, mạng xã hội và điện thoại di động; Dân số tương đối trẻ với ảnh hưởng của internet, truyền hình, du lịch… làm tăng nhu cầu mua sắm, nhất là phân khúc khách hàng có lối sống hiện đại, đặc biệt ưa thích các sản phẩm công nghệ cao; Quá trình đô thị hóa và phong cách sống công nghiệp làm tăng nhu cầu tiện lợi, tiết kiệm thời gian… Liên Hợp Quốc dự báo dân số đô thị tăng đến hơn 50% dân số Việt Nam vào đầu 2040 (hiện tại là 29%).
Để có thể phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số  3098 /QĐ-BCT ngày 24   tháng  6  năm 2011 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030”, trong đó nêu rõ quan điểm phát triển liên quan đến lĩnh vực phân phối – bán lẻ là “phát triển mạnh mẽ lực lượng DN phân phối thuộc mọi thành phần kinh tế” và “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động phân phối, tạo động lực cho các nhà phân phối tham gia ổn định giá cả thị trường, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, xây dựng nền thương mại văn minh hiện đại”.
Mục tiêu phát triển được đặt ra trong giai đoạn sắp tới là tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 19 – 20% trong giai đoạn 2011 – 2015 và 20 – 21%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020 đồng thời  phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ từ khoảng 20% hiện nay lên 40% vào năm 2020.
Định hướng phát triển ngành của Chính phủ Việt Nam cũng được thể hiện rõ trong Qui hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ tại Việt Nam, theo đó:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện qui hoạch chợ bán lẻ, chợ dân sinh theo Quyết định số 012/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc và quy hoạch phát triển chợ của các địa phương.
Thứ hai, các cửa hàng, cửa hiệu truyền thống, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhượng quyền thương mại sẽ phát triển tại tất cả các đô thị, cụm dân cư trên địa bàn cả nước, bao gồm: 574 đô thị có qui mô từ loại V đến loại I và đô thị đặc biệt; khoảng 10 ngàn điểm dân cư nông thôn và khoảng 200 khu công nghiệp tập trung.
Thứ ba, siêu thị sẽ được phát triển phù hợp giữa hạng siêu thị và quy mô đô thị, trong đó: Các siêu thị chuyên doanh, siêu thị hạng III sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại V trở lên; Các siêu thị hạng II sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có qui mô từ loại III trở lên; Các siêu thị hạng I  sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có quy mô từ loại II trở lên. Tổng số siêu thị hạng I được phát triển trong giai đoạn 2011-2020 là 14.
Thứ tư, trung tâm thương mại sẽ phát triển tại các đô thị có quy mô từ loại II trở lên. Đối với khu vực nội thị, do hạn chế về quỹ đất, có thể xây dựng các trung tâm thương mại trên diện tích đất thấp hơn so với qui định tại Qui chế siêu thị, trung tâm thương mại, nhưng phải từ 1.000 m2 trở lên. Đối với khu vực ngoại vi đô thị, các trung tâm thương mại phải xây dựng trên diện tích đất phù hợp với qui định tại Qui chế siêu thị, trung tâm thương mại, trong đó: Các trung tâm thương mại hạng III sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có qui mô từ loại II trở lên; Trung tâm thương mại hạng II sẽ được phát triển tại tất cả các đô thị có qui mô từ loại I trở lên; Trung tâm thương mại hạng I sẽ được phát triển tại các đô thị loại đặc biệt. Tổng số trung tâm thương mại tại khu vực ngoại vi của các đô thị từ loại II trở lên được qui hoạch trong giai đoạn 2011-2020 là 170.
Chính vì vậy, về nhận thức cần khẳng định phân phối – bán lẻ là ngành công nghiệp dịch vụ rất tiềm năng, “có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả rộng”. Giai đoạn phát triển 2013 – 2020 là thời kỳ ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam phải nỗ lực hết sức để thực hiện kế hoạch tốc độ tăng trưởng, theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 19 – 20% trong giai đoạn 2011 – 2015 và 20 – 21%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020.
Xuất phát từ nhận thức về vai trò, vị trí quan trọng của ngành dịch vụ bán lẻ trong nền kinh tế và cuộc sống của nhân dân, hai việc cấp thiết cần làm ngay từ góc độ vĩ mô: Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam; Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động phân phối – bán lẻ tại Việt Nam.
T.S Đinh Thị Mỹ Loan
Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ Việt Nam

Nguồn Diễn đàn doanh nghiệp

Chinese Chain Mixue Brings Its Tea to Sydney

9Round-a kickboxing themed fitness concludes deal in South Korea and signs renewal in the Middle East

Italian Pizza Fireaway is valued at £18.7 million by investors

Chat on WhatsApp