Nhượng Quyền Thương Mại Tại Việt Nam – Tổng Quan Sơ Bộ

Source: http://vietrf.com/vi/rf-news/franchising-in-vietnam-a-brief-overview

Limcharoen LogoViệt Nam đang nổi lên như một thị trường tiềm năng quan trọng trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại quốc tế và thương hiệu toàn cầu. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng, thu nhập đang tăng cao, dân số lớn và tiêu dùng nội địa đang tăng trưởng, cùng những lý do khác, đã góp phần giúp Việt Nam trở thành một địa điểm hấp dẫn đối với nhượng quyền thương mại.
Các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài đầu tiên tham gia vào thị trường Việt Nam từ cuối những năm 1990 có thể kể đến Jollibee, KFC và Lotteria. Kể từ đó, rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng quốc tế khác đã được nhượng quyền trên quy mô lớn khắp Việt Nam, như Gloria Jeans, Bread Talk và Subway.
Nhiều thương hiệu Việt như Phở 24, Wrap & Roll và cà phê Trung Nguyên cũng đã nhượng quyền thành công và đang có mặt trên khắp cả nước. Như vậy, khuynh hướng này cho thấy nhiều thương hiệu quốc tế tên tuổi được dự đoán sẽ sớm tham gia vào thị trường Việt Nam.
Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đã chính thức được quy định trong Luật Thương mại có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 được sửa đổi bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 và Thông tư 09/2006/TT-BTM để hoàn thành khung pháp lý cho các hoạt động nhượng quyền thương mại. Khung pháp lý nêu trên áp dụng đối với người nhượng quyền nước ngoài cấp nhượng quyền thương mại cho bên nhận nhượng quyền tại Việt Nam.
Theo đó, cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền phải đáp ứng các điều kiện nhất định để được phép cấp hoặc nhận nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Các điều kiện chủ yếu như sau:

(i) Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất một năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất một năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

(ii) Hàng hoá/dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; và

(iii) Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại

Hơn nữa, bất kỳ hợp đồng nhượng quyền nào đều phải được thực hiện bằng văn bản. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý chủ yếu về hoạt động nhượng quyền thương mại, phải chấp thuận nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam.
Với khung pháp lý vững chắc thích hợp như vậy, nhượng quyền thương mại tại Việt Nam đang ngày càng phổ biến. Nhượng quyền thương mại cũng rất phù hợp đối với các doanh nghiệp trong đó có nhiều các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, nhượng quyền thương mại có thể được thực hiện trong nhiều lĩnh vực, từ thực phẩm và thức uống cho đến các dịch vụ như dịch vụ logistics và hơn thế nữa. Như vậy, nhượng quyền thương mại là một phương thức đầu tư tuyệt vời cho cả những nhà đầu tư nước ngoài và người kinh doanh địa phương.

VIETRF 2013

Chinese Chain Mixue Brings Its Tea to Sydney

9Round-a kickboxing themed fitness concludes deal in South Korea and signs renewal in the Middle East

Italian Pizza Fireaway is valued at £18.7 million by investors