Chạy đua giành thị trường mì gói

Thị trường mì gói đang bão hòa nhưng các nhãn hiệu mới liên tục ra đời, nhiều “ông lớn” gia nhập thị trường càng làm cuộc chạy đua thêm gay gắt

Ông Hồ Tiến Sỹ, Giám đốc thương hiệu Công ty Phát triển thương hiệu Lantabrand, cho rằng nên dùng từ “khốc liệt” và “trực diện” để nói về cuộc tranh giành thị phần giữa các thương hiệu mì gói. Tần suất quảng cáo trên truyền thông, số lượng thương hiệu mới và sản phẩm tương tự nhau ra đời càng minh chứng điều này.

Như “ma trận”

Dạo một vòng quanh các siêu thị lớn, chúng tôi không khỏi choáng ngợp bởi hàng chục nhãn hàng mì gói đủ chủng loại, thương hiệu từ Hảo Hảo, Đệ Nhất, Lẩu Thái, Gấu Đỏ, Hello, Sợi phở vàng, Bốn Phương, Ba Miền, Omachi, Kokomi, Sagami, Miliket, Vifon… Nhiều nhãn hiệu mì nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông cũng có mặt như Shin Yam Yum, Waiwai, mì vị ChaJang, mì Mama, Koka… Để tạo sự khác biệt, thu hút người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) còn tung ra nhiều mặt hàng đặc trưng như mì trứng vàng, mì không chiên 365, mì không chiên Mikochi hay mì Hoàng Gia có thịt, mì Ba Miền bổ sung các vitamin nhóm B… Giá bán của các sản phẩm mì gói dao động từ 2.500-7.000 đồng/gói. Ngoài ra, một số sản phẩm mì ly nhập khẩu có giá gần 30.000 đồng/ly.

chayduagianhthitruongmigoi1

Sự cạnh tranh của thị trường mì gói còn được đánh giá bằng mật độ xuất hiện dày đặc của các nhãn hiệu trên truyền hình, đánh vào tâm lý chuộng mua hàng qua quảng cáo của người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thị Phương (ngụ quận 9, TP HCM) cho biết do ở nhà trông con nhỏ nên chị hay xem truyền hình và thường xuyên thấy quảng cáo mì gói xuất hiện. “Hàng chục nhãn hiệu thay nhau xuất hiện với sự tham gia quảng cáo của diễn viên, người mẫu, MC nổi tiếng. Nhất là mỗi lần có nhãn hiệu mì mới ra đời, quảng cáo trên truyền hình càng “chóng mặt”, nhiều đến nỗi mình cũng tò mò muốn mua ăn thử” – chị Phương nhận xét.

Đại diện các hệ thống siêu thị lớn tại TP HCM như Co.opmart, Big C, Maximark, Lotte Mart cho biết có khoảng 60 nhãn hiệu mì/bún ăn liền đang phân phối tại siêu thị, trong đó chiếm phần lớn là sản phẩm được sản xuất trong nước. Tại Co.opmart, có khoảng 60 nhà cung cấp mì ăn liền với gần 500 mã hàng với rất nhiều mùi vị. Trong đó, tỉ lệ hàng nội địa chiếm 95% .
Cuộc chạy đua giành thị phần mì gói không chỉ có sự tham gia của các DN sản xuất mì mà các nhà bán lẻ cũng “nhảy vào” khai thác với nhãn hàng riêng, theo thương hiệu của siêu thị. Theo đó, nhà bán lẻ thường nắm trong tay các số liệu về thị trường, sức mua và thị hiếu tiêu dùng nên khai thác hàng nhãn riêng vào đúng dòng sản phẩm đang tiêu thụ mạnh nhất. Những nhãn hàng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các DN, giá rẻ hơn ít nhất 5%-10%. Chẳng hạn, nhóm hàng mì gói, mì chua cay hiện đều có trong danh sách nhãn riêng của nhiều siêu thị. Như Big C đang bán mì tôm chua cay nhãn riêng Wow với giá chỉ 2.200 đồng/gói, một thùng 30 gói giá 65.000 đồng…
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại hệ thống Big C, cho biết tăng trưởng của mặt hàng mì/bún khá tốt. Phân khúc sản phẩm mì giá từ 3.000-6.000 đồng tiêu thụ mạnh nhất. Xu hướng sắp tới, các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam vẫn tiếp tục được ưa chuộng vì mức giá phải chăng và hợp khẩu vị người Việt.

Các “ông lớn” tranh  thị phần

Thành lập từ năm 1993 và hoạt động chính thức từ năm 1995, đến nay Công ty CP Acecook Việt Nam (Vina Acecook – có vốn đầu tư từ Nhậchayduagianhthitruongmigoi2t Bản) đang là thương hiệu chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường mì gói với hơn 50%, tiếp sau là Công ty CP Tập đoàn Masan và Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Food). Mấy chục DN mì ăn liền khác chen nhau trong gần 20% thị phần còn lại. Chỉ riêng Vina Acecook đã sở hữu hơn 20 nhãn hiệu mì với đủ loại mùi vị, thành phần nguyên liệu. Ông Lê Văn Hùng, Trưởng Phòng Marketing Vina Acecook, cho biết hiện nhãn hiệu tiêu thụ mạnh nhất của DN vẫn là Hảo Hảo, Hảo 100, Đệ Nhất, Lẩu Thái. Phân khúc sản phẩm trung bình với mức giá từ 2.500-5.500 đồng chiếm đa số, các sản phẩm mì vị chua cay được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh nhất.

Thị phần của Masan Consumer trong ngành hàng mì ăn liền hiện chiếm khoảng 22%. Có được kết quả này là nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của nhãn hàng thuộc phân khúc cao cấp và phổ thông là Omachi và Kokomi…
Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu mì gói ngày càng quyết liệt với sự lớn mạnh, tăng đầu tư của những thương hiệu cũ và sự tham gia của các thương hiệu mới. Tháng 3-2011, tập đoàn mì hàng đầu Nhật Bản là Nissin đã gia nhập thị trường Việt Nam bằng việc thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Nissin Việt Nam. Một nhà máy sản xuất mì gói có diện tích hơn 60.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 41 triệu USD đã được Nissin thành lập để cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu khác. Mới đây, Tập đoàn Kinh Đô cũng đánh tiếng sẽ tham gia thị trường mì ăn liền với sự ra mắt 1 nhãn hiệu trong năm nay. Hiện Kinh Đô cho biết đang cân nhắc thời điểm tung sản phẩm và khá kín tiếng về phân khúc thị trường, chủng loại sản phẩm. Chưa kể thị trường sẽ còn đón nhận nhiều thương hiệu mì tràn vào Việt Nam khi thuế suất nhập khẩu sẽ giảm dần và tiến về 0 trong thời gian tới.
Chuyên gia thương hiệu Đỗ Thanh Năm nhận xét Việt Nam được đánh giá là thị trường mì gói lớn nhất châu Á và đứng thứ tư trên thế giới. Mì gói là sản phẩm tiêu dùng nhanh có tính chất ổn định, thường xuyên, khi thiên tai tác động sức mua tăng đột biến (Việt Nam luôn bị tác động mạnh của thiên tai, đặc biệt là khu vực miền Trung) nên sức hấp dẫn của thị trường rất lớn. Chính sự hấp dẫn này khiến thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

Nguồn: Dùng Hàng Việt 

Chinese Chain Mixue Brings Its Tea to Sydney

9Round-a kickboxing themed fitness concludes deal in South Korea and signs renewal in the Middle East

Italian Pizza Fireaway is valued at £18.7 million by investors

ifs kr franchise 24