Khó nhượng quyền thương mại

(baodautu.vn) “Theo khảo sát thị trường kinh doanh nhượng quyền tại mỗi nước trong khu vực ASEAN, các thương hiệu trên thế giới nhượng quyền vào thị trường này từ 350 – 400 thương hiệu, cá biệt tại thị trường Philippines con số này lên đến 1.200 thương hiệu.

Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam chỉ có gần 90 thương hiệu được nhượng quyềnđ. Điều này vừa là cơ hội, vừa là khó khăn khi kinh doanh nhượng quyền tại thị trường này”, ông Sean.T Ngo, Tổng giám đốc Công ty Vietnamfranchises cho biết.

Có nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới xuất hiện tại Việt Nam hiện nay như, Lotteria, Goloria Jeans Coffees, KFC… Năm 2014, theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường bán lẻ, sẽ có thương vụ nước ngoài sẽ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến nhượng quyền thương mại vào Việt Nam với mục đích xây dựng hệ thống thương hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi có quyền tự doanh thì kinh doanh nhượng quyền gặp không ít khó khăn, việc tìm kiếm đối tác nhận nhượng quyền cũng không dễ. “Rủi ro của bên nhận nhượng quyền tăng lên khi bên nhượng quyền có thể chuyển sang tự doanh bất cứ lúc nào”, ông Nguyễn Văn Lộc, chuyên viên tư vấn cao cấp, Công ty HTV Investments chia sẻ.
Kinh doanh nhận nhượng quyền hiện nay luôn phải đối diện với nguy cơ “thôn tính”. Khi tiềm lực tài chính đã đủ mạnh và hệ thống quản lý đã vững chắc, bên nhượng quyền thường có khuynh hướng thay đổi chiến lược phát triển sang hình thức tự kinh doanh và quản lý. “Nếu lựa chọn thương hiệu đang trong chu kỳ phát triển đỉnh điểm, doanh nghiệp có thể hoàn vốn đầu tư nhanh, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc có thể bị thu hồi quyền sử dụng khi thị trường đã ổn định”, bà Nguyễn Phi Vân, cố vấn Marketing quốc tế, Tập đoàn Gloria Jean’s Coffees International chia sẻ.
Một trong những nguyên nhân thất bại khi đầu tư kinh doanh nhượng quyền trong thời gian gần đây bắt nguồn từ sự thiếu kỹ năng quản lý, thiếu hiểu biết về chiến lược phát triển thương hiệu quốc tế so với phát triển thương hiệu nội địa. Có sự nhầm lẫn cho rằng, khi mua thương hiệu thì nền tảng đã có sẵn và doanh nghiệp chỉ cần mở cửa hoạt động là có thể thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, có nhiều thương hiệu chỉ được biết đến tại một khu vực hay thậm chí tại thị trường nguyên thủy. Bên nhượng quyền đã sử dụng đồng vốn của bên nhận nhượng quyền để phát triển thương hiệu của mình ra thế giới. Trong trường hợp này, giá mua nhượng quyền rẻ hơn, hỗ trợ về nền tảng giới hạn hơn và đòi hỏi bên nhận nhượng quyền phải bỏ công sức ra để xây dựng thương hiệu đã mua tại thị trường nội địa. Hiểu biết sai về việc mô hình đã có sẵn, không đầu tư đúng mức, dẫn đến thất bại là nhận định của một số chuyên gia tại Hội thảo “Nhượng quyền thương mại xu hướng phát triển mới, cơ hội và tiềm năng” do Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) vừa được tổ chức tại TP.HCM.
Cái khó của kinh doanh nhượng quyền hiện nay đang gặp phải, bởi tính pháp lý của Hợp đồng nhượng quyền. Loại hợp đồng này thường làm theo mẫu của bên chuyển nhượng để thống nhất trên tất cả các thị trường. Xung đột pháp luật, những thay đổi của chính sách mà bên nhận nhượng quyền không kiểm soát nổi dễ dẫn đến tình trạng “cốc mò cò xơi”.
 
“Khi thương thảo hợp đồng, nhà đầu tư cần chú ý bổ sung điều khoản luật áp dụng của hợp đồng là luật Việt Nam, từ đó dẫn chiếu lại các điều khoản của hợp đồng để điều chỉnh cho phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam”, luật sư Hồ Hữu Hoành, Giám đốc điều hành, Trung tâm Tư vấn Thương quyền chia sẻ.

Chinese Chain Mixue Brings Its Tea to Sydney

9Round-a kickboxing themed fitness concludes deal in South Korea and signs renewal in the Middle East

Italian Pizza Fireaway is valued at £18.7 million by investors