Làm chủ chính mình là giấc mơ của nhiều người. Nhượng quyền thương mại (NQTM) là một hình thức kinh doanh trong đó, người mua – bán “quyền” phải có khả năng tự chủ (làm chủ thương hiệu của mình) tốt hơn cả. Việc nhượng quyền của một cửa hàng khác nhiều so với nhượng quyền thương hiệu và mô hình kinh doanh do chính doanh nghiệp đó tạo nên.
Mua một thương hiệu hay tự tạo ra một thương hiệu mới, điều này tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, cá tính, khả năng tài chính và cái nhìn đối với sự rủi ro của doanh nhân.
Do nhu cầu và mục đích Các con số thống kê tuy còn nhiều bất cập, nhưng ít nhiều cũng chứng minh rằng mở một cửa hàng nhượng quyền thì ít rủi ro hơn tự mở một cửa hàng độc lập với một thương hiệu mới tinh. Yếu tố “ít rủi ro” đóng vai trò rất quan trọng trong mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Trong trường hợp doanh nghiệp mua được quyền thương mại (nhượng quyền thương mại), do được hưởng sự “an toàn” từ một thương hiệu đã có uy tín mang lại, nên người mua quyền thương mại phải đóng phí nhượng quyền và chia sẻ một phần lợi nhuận nhỏ cho chủ thương hiệu theo định kỳ hàng tháng mà thuật ngữ chuyên môn gọi là royalty fee. Ngoài ra, người mua quyền thương mại còn phải tuân thủ những quy định chung của cả hệ thống nhượng quyền. Yếu tố này sẽ gây khó chịu cho những doanh nhân đầy ý tưởng sáng tạo và có nhu cầu chứng minh khả năng điều hành và quản lý doanh nghiệp của họ.
Phải tuân thủ những quy định chặt chẽ để kinh doanh đồng nhất, không phải đau đầu để nghĩ ra một thương hiệu mới, cũng là hạn chế rủi ro trong kinh doanh khi dùng một cái tên mới toanh lần đầu xuất hiện – đó chính là lý do mà doanh nghiệp bỏ tiền ra để mua nhượng quyền.
Do đó, mua nhượng quyền franchise (quyền thương mại) hay tự xây dựng một mô hình kinh doanh với thương hiệu độc lập cho riêng mình là một quyết định tuỳ thuộc vào mục đích và nhu cầu của mỗi doanh nhân. Nếu doanh nhân không phải là týp người thích hợp mua nhượng quyền thì sẽ không bao giờ hài lòng và hợp tác tốt với chủ thương hiệu hay người bán franchise.
Còn chủ thương hiệu thì sẽ không bao giờ chấp nhận duy trì hợp đồng nhượng quyền cho các đối tác luôn “sáng tạo” và không tuân theo những tiêu chuẩn chung của hệ thống chuỗi cửa hàng. Vì tính đồng nhất có vai trò quyết định trong sự thành bại của một hệ thống nhượng quyền.
Kinh doanh nhượng quyền không còn rủi ro ?
Cũng như bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, kinh doanh nhượng quyền cũng có rủi ro thất bại và đòi hỏi người chủ phải sâu sát và dành riêng một quỹ thời gian nhất định cho cửa hàng.
Năm 2008, tại một hội thảo về kinh doanh nhượng quyền, tổ chức tại khách sạn Caravelle, ông Albert Kong – một diễn giả, có ví kinh doanh nhượng quyền như hình thức nhân bản vô tính (cloning). Ý ông muốn nói ở đây là sự đồng nhất, “giống hệt” nhau đối với tất cả các cửa hàng trong cùng một hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên trên thực tế thì các cửa hàng mua nhượng quyền cũng có thể có những thay đổi nhỏ từ trang trí nội thất đến cách thức phục vụ để phù hợp hơn
Có không ít người còn hiểu lầm rằng kinh doanh nhượng quyền là không có rủi ro và không tốn thời gian của chủ. Điều này hoàn toàn không đúng vì cũng như bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào, kinh doanh nhượng quyền cũng có rủi ro thất bại (tuy ít hơn) và đòi hỏi người chủ cửa hàng phải quan tâm sâu sát và dành riêng một quỹ thời gian nhất định cho cửa hàng của mình.
Người mua nhượng quyền phải sẵn sàng cho việc mình phải điều hành cửa hàng của mình như một “người chủ siêng năng”. Không loại trừ trường hợp chủ cửa hàng cũng phải xắn tay áo để dọn dẹp, bưng bê, tiếp khách… như một nhân viên. Theo một nghiên cứu tại Malaysia gần đây thì để điều hành tốt một cửa hàng nhượng quyền với tư cách là một người chủ thì thời gian trung bình phải bỏ ra là hai giờ một ngày.
Trường hợp đối tác mua nhượng quyền thương hiệu Phở 24 tại Jakarta (Indonesia) là một ví dụ rất điển hình. Tuy là một đương kim tổng giám đốc chi nhánh tập đoàn hùng mạnh Siemens tại Indonesia, trong những ngày khai trương cửa hàng Phở 24 do vợ ông làm quản lý, ông cũng đã phải xắn tay áo: vào bếp phụ lặt rau, rửa chén, hay phụ pha cà phê, hoặc xử lý các sự cố xảy ra… Cuối ngày thì chủ trì họp toàn thể nhân viên để rút kinh nghiệm!